Thế giới đang chứng kiến nhiều diễn biến biến động và mơ hồ khiến cho giới đầu tư quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc chọn kênh đầu tư nhưng thị trường bất động sản vẫn đang là kênh hút vốn. Trong số đó, các dự án ở trung tâm những thành phố lớn như TP.HCM tiếp tục chứng tỏ được sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Bất động sản vẫn tỏa sáng
Trong báo cáo cập nhật “Triển vọng kinh tế thế giới” mới nhất, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 xuống còn 3,2%, giảm so với mức dự báo 3,6% hồi tháng 4. Trong khi đó, tỉ lệ lạm phát ở các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển lại được dự báo lên tới 9,5% năm 2022, tăng so với mức 8,7% mà IMF đưa ra hồi tháng 4.
Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 6/2022, BĐS vẫn xếp thứ hai trong số các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 3,15 tỷ USD, chiếm đến 22,5% tổng số vốn đăng ký. Đặc biệt, thị trường M&A bất động sản tiếp tục có những diễn biến lạc quan. Đáng chú ý, tính riêng phân khúc nhà ở, TP.HCM là địa phương có hoạt động sôi nổi nhất trong 7 tháng đầu năm.
Động lực để giới đầu tư FDI đổ đến Việt Nam vẫn là sự hồi phục của nền kinh tế năng động, cùng hiệu lực đang được phát huy cao độ của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Điều đó góp phần quan trọng giúp Việt Nam thu hút thêm vốn FDI cho các lĩnh vực kinh tế nói chung và BĐS nói riêng trong thời gian tới. Thêm vào đó, đầu tư công cũng sẽ tiếp tục tạo đà, lan tỏa đến cho cả nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS nói riêng. Chỉ riêng quý I/2022, Bộ Giao thông – Vận tải đã giải ngân gần 7.500 tỷ đồng cho nhiều dự án hạ tầng trọng điểm. Dự kiến trong cả năm 2022, mức giải ngân này sẽ lên đến 50.300 tỷ đồng, đẩy nhanh việc hoàn thành nhiều dự án có vai trò kết nối liên vùng và quốc tế.
Sức hấp dẫn của BĐS có nguyên nhân quan trọng từ việc ngành này có những đặc trưng phù hợp để có thể được xem là “nơi trú ẩn an toàn”, giúp nhiều người bảo toàn tài sản trong giai đoạn thị trường có những diễn biến khó đoán. Chưa kể, BĐS còn có xu hướng tăng giá theo thời gian.
Bất động sản vị trí đắt giá và những ưu thế bất biến
Nếu lĩnh vực BĐS nói chung vẫn đang cho thấy sự năng động đầy lạc quan thì các dự án ở trung tâm các thành phố lớn càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút cả nhà đầu tư lẫn người có nhu cầu ở thực. The Grand Manhattan của Novaland tại 100 Cô Giang, quận 1, TP.HCM là một dự án điển hình như thế. Tiếp giáp hai mặt tiền của hai con đường Cô Bắc và Cô Giang ngay trung tâm quận 1, dự án này đáp ứng đủ các tiêu chí của giới đầu tư BĐS quốc tế là “vị trí, vị trí và vị trí”. Tọa lạc ở một khu đất phù hợp cho cả sinh sống lẫn kinh doanh chính là lý do quan trọng khiến nhiều khách hàng “chốt deal” ngay các căn hộ của dự án này khi mới chỉ tìm hiểu ban đầu.
Sống ở The Grand Manhattan giúp cư dân có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển sự nghiệp và hưởng thụ cuộc sống.
Sống ở The Grand Manhattan, ngay trung tâm của thành phố lớn bậc nhất cả nước và đang trên đường trở thành một siêu đô thị mang tầm khu vực, cư dân có ưu thế trong việc nắm bắt và dẫn đầu các xu hướng – điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các trào lưu thuộc nhiều lĩnh vực đang thay đổi nhanh hơn, sâu sắc hơn.
Chẳng hạn, một kiến trúc sư sẽ hiểu rõ nhu cầu, hành vi, kỳ vọng của thế hệ Gen Z về xu hướng nhà ở tại các đô thị lớn, giúp “bắt mạch” thị trường chuẩn xác, có thể đưa ra các ý tưởng được đón nhận nhiệt thành. Hay một nhà đầu tư sẽ dễ dàng kết nối với các chuyên gia hàng đầu (vốn thường sinh sống ở trung tâm) để nhận được các tham vấn giá trị, giúp nắm bắt và đón đầu cơ hội.
Có thể khẳng định, bất kể biến động của thị trường, BĐS ở trung tâm các thành phố lớn luôn có các ưu thế tuyệt đối. Đây cũng là tiền đề quan trọng để các dự án như The Grand Manhattan không chỉ đóng vai trò bảo toàn vốn hiệu quả mà còn là một kênh đầu tư có khả năng sinh lời hấp dẫn.

Novaland, Vingroup, Him Lam, Becamex…. Cùng đầu tư vào nhà ở xã hội, đang tạo nên bức tranh đa màu sắc cho phân khúc BĐS này. Trong đó, một số doanh nghiệp đã theo đuổi dòng sản phẩm giá mềm nhiều năm trước và ghi dấu bằng loạt dự án “sáng đèn” tại thị trường phía Nam.
Góc nhìn từ chuyện “đại gia” đi làm nhà ở xã hội
Chuyện xây nhà cho người có thu nhập trung bình, thấp không còn đơn thuần là phát triển dự án của doanh nghiệp, đó là chuyện của trách nhiệm đối với chốn an cư của một bộ phận lớn người dân trong xã hội.
Chủ trương xây dựng nhà ở xã hội cho người dân được phát đi trong nhiều năm qua. Thế nhưng, gần như những quyết tâm để thực hiện chưa thực sự vào guồng khi mà doanh nghiệp còn “vướng” nhiều cái.
Thế nhưng, mới đây, loạt đại gia BĐS như Novaland, Vingroup, Sungroup, Himlam và trước đó là Nam Long Group, Becamex… cùng vào cuộc làm nhà ở xã hội lại cho thấy một góc nhìn khác là sự chia sẻ, đóng góp cho xã hội.
Cụ thể, Tập đoàn Vingroup, phấn đấu 5 năm tới sẽ đầu tư 500.000 căn nhà ở xã hội. Trong khi, Tập đoàn Novaland cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại các tỉnh thành phía nam và trọng tâm là Tp.HCM. Một “ông lớn” khác là Tập đoàn Him Lam đăng ký tham gia 75.000 căn hộ nhà ở xã hội từ nay đến năm 2030. Đại diện Tập đoàn Sun Group và Tập đoàn Bitexco cũng đều sẵn sàng tham gia vào mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030.
Được biết, giai đoạn 2008-2013, loạt dự án nhà giá mềm của đơn vị này đã “cháy hàng” vì nhu cầu tiêu thụ ở phân khúc này rất lớn. Như vậy, việc loạt đại gia BĐS tuyên bố sẽ vào làm phân khúc nhà ở xã hội lại càng khẳng định thêm niềm tin rằng: Người dân có nhiều lựa chọn chốn an cư phù hợp tài chính, có chỗ ở chất lượng hơn.
Đằng sau là câu chuyện niềm tin?
Theo một chuyên gia trong ngành, khi đại gia BĐS cùng làm nhà ở xã hội nghĩa là niềm tin về chốn an cư chất lượng của người dân sẽ tăng lên. Đồng nghĩa, thị trường BĐS cũng tin rằng, phân khúc nhà ở bình dân đang dần biến mất trên thị trường BĐS sẽ được “hồi sinh” trở lại khi các đại gia vào cuộc.
Kinh nghiệm phát triển BĐS nhiều năm trên thị trường sẽ không mấy khó khăn để các “ông lớn” xây nhà ở xã hội. Tuy nhiên, giữa câu chuyện nói và làm cũng cần được thực hiện hoá. Với một số doanh nghiệp đã từng làm nhà ở xã hội với loạt dự án “sáng đèn” thì không quá khó để họ phát triển phân khúc này.
Cùng với đó, thị trường BĐS cũng kì vọng sau động thái các ông lớn cùng làm nhà ở xã hội, cơ chế cho phân khúc này sẽ “thông thoáng” hơn, để loại hình này thực sự hiện thực hóa như mục tiêu của Chính phủ đề ra thay vì để người dân trông ngóng nhiều năm qua.
Thực tế, để làm được nhà ở xã hội, phát triển phân khúc này bền vững trên thị trường không phải là chuyện dễ dàng. Đó cũng là lý, những năm qua, dù nguồn cung phân khúc này cạn kiệt, nhu cầu lớn nhưng các doanh nghiệp BĐS lại không mấy “mặn mà”. Một doanh nghiệp BĐS cho hay, không mấy người biết rằng đằng sau những sản phẩm nhà giá rẻ là những thách thức đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của chủ đầu tư.
Bởi lẽ, việc thực hiện các dự án giá rẻ phụ thuộc rất nhiều vào giá đất, hạ tầng, số tầng cao xây dựng, tiền sử dụng đất, chất lượng vật liệu… Chủ đầu tư phải nghiên cứu được những yếu tố như xây bao nhiêu tầng là tiết kiệm, thiết kế phải rất hiệu quả để diện tích căn hộ tuy nhỏ nhưng tiện lợi, tốc độ bán sản phẩm phải nhanh để vòng xoay vốn nhanh thì mới tăng tính khả thi của căn hộ dạng này.
“Doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo các chương trình nhà giá rẻ khắp thế giới để tìm được hướng đi phù hợp nhất với thị trường Việt Nam. Việc xây nhà giá rẻ không khó nhưng nếu chất lượng không đảm bảo thì đôi khi người dân có thu nhập trung bình thà ở thuê cũng không muốn mua”, đại diện Nam Long Group từng chia sẻ.
Một ví dụ rõ rệt nhất là chương trình low-cost housing tại Thái Lan. Đây là chương trình rất thu hút khi đưa ra đề án, tuy nhiên sau đó hàng trăm ngàn căn hộ tuy giá rẻ nhưng không thể bán được. Những yếu tố căn bản để những dự án nhà giá rẻ bảo đảm được đầu ra là giá, hạ tầng dịch vụ xung quanh như trường học, chợ, trạm y tế.., chất lượng, và hạ tầng giao thông.
Chưa kể, nếu không có gói hỗ trợ tài chính sẽ rất khó để người có thu nhập thấp tiếp cận được chốn an cư. Việc tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỉ đồng lãi suất ưu đãi của Chính phủ, vay 0% lãi suất và không trải nợ gốc đến ngày nhận nhà; hỗ trợ chiết khấu thêm cho đối tượng vay từ gói 30.000 tỉ và cho vay lãi suất ổn định 8% trong 2 năm đầu cũng là cách mà một số doanh nghiệp BĐS đang áp dụng.
Quán Đầu Tư được thành lập Với Sứ Mệnh Cao Cả
” Chia Sẻ Cơ Hội , Lợi Ích Bền Lâu ” Tới Toàn Thể Cộng Đồng Trader !
Website : Quandautu.com
Kênh chiến lược : https://t.me/QuanDauTu
Youtube : https://bit.ly/3z04u1V
Mở tài khoản remitano để mua bán Bitcoin , Eth và nhiều đồng coin khác https://bit.ly/3lHQ2DB
Mở tài khoản Forex giao dịch Ngoại hối , Vàng , Bạc , Dầu … CFD và các chỉ số chứng khoán quốc tế https://bit.ly/3MTK6DB
Mở tài khoản Binance để giao dịch chỉ số chênh lệnh các đồng coin crypto https://bit.ly/3wLirir
Discussion about this post