Khu Đông TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ mới ở phân khúc căn hộ cao cấp. Đặc biệt, quận 2 cũ trở thành trung tâm quy tụ của nhiều dự án hạng sang đến từ các chủ đầu tư uy tín trong và ngoài nước.
Trong 6 tháng đầu năm, khu Đông TP.HCM tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, chiếm 90% nguồn cung mới. Mặt bằng giá bán sơ cấp tăng 3% – 5% so với cùng kỳ năm trước. Là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế bậc nhất, quận 2 (cũ) không chỉ được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống giao thông đồng bộ mà còn tập trung nhiều dự án BĐS đẳng cấp.
Có thể thấy, ngay sau khi TP. Thủ Đức được Chính phủ quy hoạch phát triển đô thị theo định hướng trở thành trung tâm kinh tế tri thức và tài chính, thị trường bất động sản tại khu vực này ngày càng trở nên sôi động. Thủ Đức có nhiều lợi thế để phát triển bất động sản nhà ở như: quỹ đất rộng, chính sách quy hoạch đang được triển khai đồng bộ và các công trình giao thông trọng điểm đang dần hoàn chỉnh.
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn thông xe hồi cuối tháng 4 và tuyến Metro số 1 kết nối Bến Thành – Suối Tiên sắp đi vào vận hành từ năm 2022, tiếp tục mang đến điểm sáng cho khu vực này.
Theo ghi nhận, tọa lạc ngay trung tâm phường An Phú do Masterise Homes phát triển, dự án The Global City có quy mô hơn 117ha, với phân khúc nhà thấp tầng đang được giới thiệu giá từ 150 triệu đồng/m2. Về phân khúc căn hộ, theo người viết khảo sát qua các đơn vị môi giới, giá bán căn hộ dự kiến từ 120 triệu đồng/m2; dự án Saigon Sport City bao gồm nhà ở cao cấp, khu thương mại dịch vụ và khu thể thao của chủ đầu tư Keppel Land với quy mô lên đến 64 ha có giá dự kiến từ 110 triệu đồng/m2. Khu vực Thảo Điền; dự án Thảo Điền Green Tower có giá rumor giai đoạn 3 từ 140 triệu đồng/m2.
Riêng lõi trung tâm Thủ Thiêm, dự án Empire City của chủ đầu tư Keppel Land có giá từ 160 triệu đồng/m2, dự án The Metropole Thủ Thiêm có giá từ 168 triệu đồng/m2, dự án Lotte Eco Smart City có giá dự kiến từ 150 triệu đồng/m2, The River Thủ Thiêm giá 130 triệu đồng/m2, Grand Marina có giá giới thiệu không dưới 260 triệu đồng/m2,…
Bất động sản quận 2 được săn lùng kể cả trong giai đoạn thách thức của kinh tế nhờ vị trí đẹp, tiềm năng tăng trưởng mạnh tại khu Đông Sài Gòn.
Ví dụ mới đây, dự án Datxanhhomes Riverside (trước đây là Gem Riverside), Tập đoàn Đất Xanh cũng đã hé lộ những hình ảnh mới với thiết kế và diện mạo cực kỳ ấn tượng, được kỳ vọng sẽ cùng với The Global City, Saigon Sport City và Palm City tạo nên quần thể đô thị đẳng cấp và sầm uất nhất tại Thành phố Thủ Đức trong thời gian tới đây.
Hoặc The Metropole Thủ Thiêm vừa bàn giao The Galleria, phân khu đầu tiên của dự án cũng như dự án The River Thủ Thiêm sắp bàn giao trong tháng 8 năm 2022 đã tiếp tục góp phần tăng sức nóng của khu vực này và các dự án chuẩn bị triển khai tại khu vực cũng đang được thị trường đón nhận tích cực.
Nhiều chuyên gia trong ngành cũng chia sẻ rằng, họ luôn nhìn thị trường tích cực, thiên về trung hạn và dài hạn. Hiện, lực cầu trên thị trường đang tốt tương đương thậm chí tốt hơn trước dịch.
Chính phủ cũng đang kích thích đầu tư công gói 113 nghìn tỷ đồng, phát triển hạ tầng khắp nơi, GDP tăng trưởng tốt (dự báo 7%), trong khi lạm phát chỉ ở mức 4%… Như vậy đang có nhiều yếu tố tích cực cho thị trường như vĩ mô đang ủng hộ, chính sách cũng nới lỏng hơn… Thực tế nhiều người vẫn rất quan tâm đến bất động sản, và thị trường đang ở giai đoạn nghỉ ngơi lấy sức.
Vắng bóng căn hộ giá rẻ
Ghi nhận của PV Tiền Phong tại các dự án chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ trong vài tháng giá chung cư Hà Nội đang leo thang ở mức kỷ lục, có dự án tăng 10 – 15% so với cùng kỳ. Khu vực nội thành gần như không còn dự án dưới 35 triệu đồng/m2, các quận ngoài khu vực trung tâm như Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai… giá căn hộ cũng đã vượt mức 30 triệu đồng/m2.
Theo Công bố Tiêu điểm thị trường bất động sản Hà Nội quý 2/2022 của CBRE, trong những tháng đầu năm, căn hộ chung cư tại Hà Nội ở các phân khúc và vị trí đều thiết lập mặt bằng giá mới. Cụ thể, giá bán căn hộ sơ cấp trung bình là 1.872 USD/m2, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước. Giá bán sơ cấp trung bình tại Hà Nội dự kiến sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép trung bình hằng năm từ 8-10% tới năm 2024.
Ông Phùng Bá Nhân, Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Hoài Đức cho biết, năm 2022 trên địa bàn không có dự án bất động sản nào được phê duyệt hay triển khai. Một số dự án được phê duyệt từ thời điểm Hà Tây cũ thì có dự án đã hoàn thành nhưng cũng có dự án chưa hoàn thành.
Gần đây, hầu như không có dự án chung cư mới được cấp phép, nguồn cung cho thị trường vẫn chủ yếu đến từ các dự án đang được triển khai và đang có xu hướng giảm. Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà chung cư liên tục tăng vừa qua. Việc thị trường “vắng bóng” những căn hộ giá rẻ từ 20 – 25 triệu đồng/m2 khiến người lao động thu nhập trung bình gần như không thể mua căn hộ chung cư.
Thủ tục khó khăn, thị trường “méo mó”
Một đại diện tập đoàn chuyên đầu tư dự án trên địa bàn Hà Nội cho biết, dù có nhiều cố gắng phát triển mảng chung cư nhưng 2 năm nay doanh nghiệp phải “nằm im”. “Vấn đề khó nhất là thủ tục, 2 năm vừa qua lãnh đạo thành phố liên tục thay đổi, rất khó để triển khai dự án mạch lạc từ đầu đến cuối. Do nhiều rủi ro nên doanh nghiệp buộc phải tạm dừng để nghe ngóng”, đại diện tập đoàn cho hay.
Một đại diện doanh nghiệp khác chia sẻ, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp khi triển khai dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội là nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP hỗ trợ lãi suất 2% giai đoạn 2022-2023 với tổng số tiền lãi suất hỗ trợ là 40.000 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Tuy là tín hiệu tốt nhưng Nghị định yêu cầu nhiều điều kiện mà các doanh nghiệp khó đáp ứng như: Không có nợ xấu, phải có doanh thu, có tài sản bảo đảm… Ngoài ra, dự án phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã được giao đất, cho thuê đất và đã hoàn thành giải phóng mặt bằng, đã được cấp phép xây dựng… Dự án phải thuộc danh mục do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố, thì chủ đầu tư mới được cho vay.
Chuyên gia tài chính TS. Cấn Văn Lực nhận định, quan hệ cung – cầu trên thị trường có sự “lệch pha” từ nhiều năm qua. Nhìn chung nguồn cung còn hạn chế và cần thời gian để tăng, trong khi nhu cầu dự báo đã và sẽ sớm tăng trở lại, nhất là phân khúc bất động sản nhà ở, khu công nghiệp. Vị chuyên gia này cho rằng, chính sự “lệch pha” này đã góp phần đẩy giá bất động sản lên cao thời gian qua và trong trung hạn, khiến người dân, người có nhu cầu thực khó mua được nhà ở với mức giá hợp lý.
Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: Tại Hà Nội hiện chỉ có vài dự án chung cư đang hoạt động, phần lớn đang nằm chờ. Việc này dẫn đến sự mất cân đối thị trường, không còn phong phú nguồn hàng. Chủ yếu dự án nằm ở nhóm đắt tiền, không có nhà ở bình dân, nhà ở xã hội thiếu hụt nghiêm trọng.
Song song với đó, việc cho vay mua nhà đang bị các ngân hàng đưa vào diện hạn chế để siết lại. Theo thống kê, trong quý III/2022, thị trường bất động sản đang chững lại, giao dịch rất ảm đạm.
Discussion about this post