Cơn sốt đất đã khiến giá nhà ở Hà Nội tăng cao, nhiều người đành chọn phương án đi thuê thay vì mua nhà.
Vợ chồng anh Đặng Văn Tiến (Hà Đông, Hà Nội) có 2 con nhỏ, hiện đang sống cùng bố mẹ. Căn nhà rộng 90m2 nhưng do 3 thế hệ có nhiều khác biệt về cách sinh hoạt nên cuộc sống không mấy êm ấm.
Đầu năm 2022, sau nhiều năm bòn góp, vợ chồng anh Tiến tiết kiệm được 1 tỷ đồng và nuôi ý định vay mượn thêm để mua nhà ra ở riêng. Nhưng sau nhiều tháng khảo sát, tìm hỏi, anh Tiến nhận thấy giá nhà đã tăng vọt sau cơn sốt đất, anh đành gác lại giấc mơ mua nhà.
“Tôi tìm nhiều tháng trời, qua rất nhiều trung tâm, môi giới nhưng cũng không thấy được căn hộ chung cư nào dưới 2 tỷ đồng mà ưng ý. Môi giới nói rằng, sau sốt đất, giá nhà Hà Nội đã tăng hơn hẳn so với trước nên 2 tỷ giờ cũng khó mua nhà nhà. Giá mới hiện đang neo ở mức 3-4 tỷ đồng, căn hộ cũ cũng tăng giá dù chất lượng không tương xứng”, anh Tiến nói.
Sau một thời gian suy nghĩ, tính toán, anh Tiến đành quyết định thuê nhà.
“Giá nhà quá cao, vượt xa thu nhập của vợ chồng tôi, chờ đến khi mua được nhà mới thì không biết đến bao giờ. Vì vậy, tôi chấp nhận dùng tiền khoản tiền tiết kiệm để đi thuê nhà. Một căn chung cư 70m2 đầy đủ nội thất ở khu vực Hà Đông đang giá thuê tầm 6 – 8 triệu đồng/tháng, phù hợp với thu nhập hàng tháng của chúng tôi hơn”, anh Tiến nói.
Giống anh Tiến, chị Lê Thuỳ Linh (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng chia sẻ, hiện chị đang thuê một căn hộ chung cư cao cấp trên đường Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Căn hộ có diện tích 80m2, giá thuê 12 triệu đồng/tháng.
Với mức thu nhập 30 triệu đồng/tháng, chị Linh cho biết, mức giá thuê này nằm trong khả năng chi trả của chị.
Trong khi đó, nếu muốn mua căn hộ này, chị phải bỏ ra số tiền hơn 4 tỷ đồng, còn nếu vay ngân hàng, chị Linh cũng cần ít nhất 30% giá trị căn hộ, tương đương hơn 1 tỷ đồng mới đủ điều kiện vay.
“Để có số tiền này, tôi chắc chắn phải thắt lưng buộc bụng, sống nhà trọ chật hẹp, kém chất lượng trong nhiều năm. Trong khi đó, giá nhà tăng cao liên tục. Liệu đến lúc chịu khổ và dành dụm đủ tiền, tôi có thể mua nhà đúng dự tính hay không?”, chị Linh nói.
Anh Trần Văn Thành – một môi giới phân khúc cho thuê nhà cho biết, thời gian gần đây, những người có nhu cầu tìm thuê nhà đang tăng lên rõ rệt.
“Nhu cầu thuê nhà trước giờ khá cao. Chỉ khác là trước đây phần đông người hỏi là công nhân, sinh viên hoặc các bạn mới ra trường và chỉ có nhu cầu thuê nhà trọ còn thời gian gần đây, tôi tiếp đón nhiều khách là các cặp đôi mới cưới và dân văn phòng muốn thuê các căn chung cư để ở lâu dài”, anh Thành cho biết.
Theo anh Thành, dòng sản phẩm được quan tâm nhiều nhất là căn hộ 2 phòng ngủ 60-80m2 có giá từ 6-8 triệu đồng cho các căn có nội thất cơ bản như kệ bếp, bồn rửa. Những cặp đôi trẻ hơn sẵn sàng trả mức giá cao (9-12 triệu) để thuê những căn có đầy đủ tiện nghi thay vì sắm sửa từ đầu.
Báo cáo thị trường của viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết nhu cầu tìm kiếm và giá cho thuê trong 6 tháng đầu năm 2022 đều tăng so với cuối năm 2021. Việc nguồn cung nhà ở mới hạn chế, đặc biệt là đối với các căn hộ giá rẻ và giá bán căn hộ ngày càng tăng cao đã khiến nhu cầu thuê nhà để ở tăng lên, qua đó đã làm giá thuê tăng lên.
Báo cáo mới đây của batdongsan.com.vn cho biết, sau 2 năm đại dịch, mức độ quan tâm tới mảng cho thuê tiếp tục phục hồi, nếu như lấy quý 2/2020 cho thuê ở mức 100%, thì đến quý 2/2021 tăng 113%, đặc biệt quý 2/2022 tăng 137%.
Sự phục hồi này diễn ra mạnh mẽ ở cả Hà Nội và TP.HCM và trên hầu hết các loại hình bất động sản. Tại Hà Nội, mức độ quan tâm cho thuê từ năm 2020 đến năm 2022 tăng 25%, còn tại TP.HCM tăng 23%.
Theo các chuyên gia bất động sản, cơn sốt đất vừa qua đã khiến giá nhà tăng cao, vượt khả năng chi trả của nhiều gia đình. Vì vậy, thay vì mua nhà, nhiều người lựa chọn thuê nhà để phù hợp với khả năng tài chính của mình.
Hầu như không có căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 ở trung tâm đô thị
Báo cáo về thị trường bất động sản quý 2, Bộ Xây dựng cho biết, hầu như không có căn hộ thương mại tại khu vực trung tâm các đô thị với giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, căn hộ xoay quanh mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm gồm các quận/huyện như tại Hà Nội là dự án xpHOMES (huyện Đan Phượng) giá 29 triệu đồng/m2, dự án Gemek Premium (huyện Hoài Đức) giá 26 triệu đồng/m2, dự án Xuân Mai Complex (quận Hà Đông) giá khoảng 27 triệu đồng/m2.
Tại TP.HCM: dự án Dream Home Riverside (quận 8) giá khoảng 27 triệu đồng/m2, dự án Ehome S (quận 9) giá 25 triệu đồng/m2.
Tại Đà Nẵng, dự án FPT City Đà Nẵng (quận Ngũ Hành Sơn) có giá khoảng 25,7 triệu đồng/m2.
Phân khúc căn hộ chung cư trung cấp có mức giá khoảng 30 triệu đồng/m2 đến dưới 50 triệu đồng/m2 vẫn là sản phẩm chủ đạo trên thị trường.
Sau một thời gian dài để các địa phương “tự tung, tự tác” với lượng tiền rất lớn ở Quỹ phát triển đất (QPTĐ), mới đây Bộ Tài chính ra thông báo “xiết” vào khuôn khổ, khiến nhiều công trường ngưng trệ, nhà thầu xây dựng khóc ròng vì QPTĐ bị “đóng băng”.
Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 40/2010/QĐ-TTg, cho phép các địa phương cấp tỉnh thành lập QPTĐ. Theo đó, các địa phương được phép trích từ 30% đến 50% tiền thu từ đất để dành cho QPTĐ. Quỹ này hoạt động không chịu chế tài của Luật Ngân sách mà theo quy chế trong Quyết định số 40.
Theo đó, ở mỗi tỉnh thành lập một hội đồng quản lý quỹ từ 5 đến 7 thành viên, do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm chủ tịch quản lý quỹ, phó chủ tịch hội đồng quản lý quỹ kiêm giám đốc quỹ. Nhiệm vụ của quỹ này là ứng vốn cho tổ chức Nhà nước xây dựng hạ tầng phát triển quỹ đất để đấu giá, các khu tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất… QPTĐ hoạt động như một đơn vị sự nghiệp, tiền của quỹ có thể gửi ngân hàng hoặc giữ ở quỹ và thu chi không thông qua kho bạc Nhà nước.
Văn bản này yêu cầu: Không sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để trích lập quỹ; không sử dụng nguồn vốn hoạt động của quỹ để chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường hỗ trợ và tái định cư; không sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất để hoàn trả vốn ứng từ quỹ…
Cũng theo văn bản này, nguồn vốn của quỹ do ngân sách Nhà nước cấp, hỗ trợ, hoặc thuộc nguồn thu ngân sách Nhà nước, phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện quản lí, kiểm soát theo quy định.
Theo phản ánh của một số QPTĐ ở các địa phương, văn bản số 4507 của Bộ Tài chính phát hành quá bất ngờ, không có “độ trễ” khiến các QPTĐ trở tay không kịp. Hàng trăm, hàng nghìn dự án phát triển quỹ đất tại các địa phương đã thực hiện trước thời điểm văn bản này ra nay không thể thu hồi vốn ứng, cũng như cho ứng vốn để thanh toán khối lượng thi công của các nhà thầu.
Một doanh nghiệp đấu thầu trúng dự án phát triển quỹ đất do huyện Lệ Thuỷ làm chủ đầu tư nói như mếu: “Giá xăng dầu, vật liệu thất thường, tôi chỉ đạo anh em trong Cty tập trung nhân lực, vật lực, làm ngày, làm đêm để sớm hoàn thành, tránh việc kéo dài thời gian sợ bị lỗ. Ai ngờ, khi xin thanh toán khối lượng đã hoàn thành thì chủ đầu tư và quỹ đất nói không được vì có quy định mới. Gần chục tỷ đổ vào đấy, không biết lúc nào mới được giải ngân. Doanh nghiệp đã thoi thóp trong bão giá, nay gặp cảnh này nữa thì sống sao nổi”.
Lãnh đạo QPTĐ tỉnh Quảng Bình thừa nhận tình trạng “đóng băng” quỹ, khiến không chỉ hoạt động của quỹ mà các doanh nghiệp liên quan cũng lao đao. Vị lãnh đạo này mong muốn, Bộ Tài chính “nới” cho các dự án thực hiện trước thời điểm văn bản số 4507 phát hành để thu hồi vốn ứng và thanh toán cho các nhà thầu.
Quán Đầu Tư được thành lập Với Sứ Mệnh Cao Cả
” Chia Sẻ Cơ Hội , Lợi Ích Bền Lâu ” Tới Toàn Thể Cộng Đồng Trader !
Website : Quandautu.com
Kênh chiến lược : https://t.me/QuanDauTu
Youtube : https://bit.ly/3z04u1V
Mở tài khoản remitano để mua bán Bitcoin , Eth và nhiều đồng coin khác https://bit.ly/3lHQ2DB
Mở tài khoản Forex giao dịch Ngoại hối , Vàng , Bạc , Dầu … CFD và các chỉ số chứng khoán quốc tế https://bit.ly/3MTK6DB
Mở tài khoản Binance để giao dịch chỉ số chênh lệnh các đồng coin crypto https://bit.ly/3wLirir
Discussion about this post