Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Nếu không được tháo gỡ, có thể có một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra “mềm”
Tại hội thảo Xu hướng thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 diễn ra mới đây, nhiều chuyên gia nhận định: giá nhà ở hiện đang cao gấp 20 – 25 lần thu nhập người dân và con số này khả năng vẫn còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Giá nhà neo cao trong khi tín dụng và trái phiếu bất động sản bị thắt chặt, cùng với một số tác động khác, lượng quan tâm cũng như giao dịch bất động sản có dấu hiệu bị chững lại.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản bị tác động bởi hàng loạt các yếu tố như lạm phát phủ bóng lên nền kinh tế, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại; thanh khoản giảm rõ rệt; chính sách siết tín dụng và hạn chế nguồn cung làm cho giá nhà bị đẩy lên, vượt quá sức mua của phần lớn người dân. Các kênh huy động vốn yếu và thiếu. Nhà đầu tư dần mất niềm tin…
Chính những điều đó đã ảnh hưởng tới thị trường bất động sản Việt Nam. Cụ thể, đối với nhà ở, dòng tiền dễ chủ yếu phân bố vào các dạng bất động sản đầu cơ nên đẩy giá nhà tăng quá nhanh. Nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp không được chú trọng, dẫn đến thiếu nguồn cung cho phân khúc mà nhu cầu để ở thực rất cao.
Theo Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, lượng cung và giao dịch bất động sản nhà ở tại các dự án 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 22.700 sản phẩm, giao dịch đạt xấp xỉ 11.500 sản phẩm.
Trong khi đó, giá bất động sản liên tục tăng. Cấu trúc thị trường phân bố mạnh vào bất động sản đầu cơ, giá cao. Dòng tiền đổ mạnh cho nhu cầu trú ẩn và đầu cơ, nhiều hơn phục vụ nhu cầu thực. Sự phân li mạnh mẽ giữa giá đất nền và giá căn hộ.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) với các hội viên là những nhà môi giới bất động sản đang hoạt động, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nên đầu tư bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Trong tình hình vĩ mô diễn biến phức tạp và khó dự đoán, hầu hết các nhà môi giới được hỏi (90%) cho rằng giá căn hộ sẽ tăng trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, chỉ 53% tin rằng giao dịch bất động sản sẽ sôi động trong thời gian tới.
Nói về nguyên nhân khiến giá bất động sản thời gian qua tăng mạnh, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia cho rằng do nguồn cung suy giảm nghiêm trọng đặc biệt sau vụ Tân Hoàng Minh. Cùng với đó các thủ tục trong luật liên quan đến bất động sản, nhà ở sửa đổi chậm, trong 2 năm 11 luật liên quan vẫn đang giai đoạn nghiên cứu, chỉnh sửa. Nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn về vấn đề tài chính.
Ông Nghĩa dẫn chứng, tại TP.HCM năm nay chỉ có 3-4 dự án bất động sản trong khi nhu cầu từ 50 – 60 dự án. Nhiều dự án gặp khó khăn do kẹt tài chính, thủ tục thuế…
Bổ sung thêm lý do giá bất động sản tăng, ông Đính nói: “Nguồn hàng hiện nay đang rất thiếu, dự án đang đình trệ, thậm chí có cả những dự án chưa đưa vào thị trường, hiện có các dự án găm đất đai, chưa muốn đưa vào”.
Theo ông Đính, nhiều địa phương sốt đất, khi thị trường hàng hóa khan hiếm, họ tìm cách lách để có nguồn hàng “lậu”, hàng giả… Đó là san lấp đất rừng, gom đất chia lô tách thửa dù địa phương không có nhu cầu. Họ chỉ có mục đích mua không có nhu cầu sử dụng. Việc đầu cơ đó làm cho thị trường trở lên méo mó. Trong khi nguồn cung không có nhiều trên thị trường nhưng nhu cầu thật của thị trường về nhà ở, đầu tư lớn sẽ gây ra hiệu ứng tăng giá, “sốt đất”.
Bà Nguyễn Thị Cúc, Nguyên Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Thuế, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, hiện nay, vẫn có tình trạng cố tình thổi giá bất động sản nên các nhà đầu tư cần tỉnh táo. Nếu như chúng ta không nắm chắc, minh bạch được thì sẽ rất dễ bị “vạ lây”. Ngoài ra, do cơ sở dữ liệu giá nhà đất chưa đồng bộ và chưa sát với giá thị trường nên nhiều trường hợp đẩy lên hoặc ghi thấp xuống để né thuế theo mục đích của cuộc giao dịch.
Trong 6 tháng cuối năm, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, thị trường bất động sản đang trải qua thời kỳ tái cân bằng. Giá nhà sẽ chịu áp lực tăng do chi phí tăng: lạm phát, nhu cầu nhà ở cao và nguồn cung thấp tiếp tục khiến chi phí tăng vọt. Thanh khoản sẽ giảm, dòng tiền dễ không còn. Các nhà đầu tư cũng có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và trở nên thận trọng hơn.
“Nếu không được tháo gỡ, có thể có một giai đoạn đóng băng dài và gây đổ vỡ cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần có các chính sách hỗ trợ để quá trình tái cân bằng của thị trường diễn ra “mềm”, ông Đính nhấn mạnh.

Theo đại diện JJL Việt Nam, do phát sinh các yếu tố bên ngoài đã khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh chiến lược triển khai vốn sao cho phù hợp với chu kỳ lãi suất ngày càng siết chặt hơn.
Báo cáo của JLL mới đây chỉ ra, trong nửa đầu năm 2022, đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại khu vực Châu Á Thái Bình Dương giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái do điều chỉnh hoạt động giao dịch ở một số nền kinh tế lớn trong khu vực. Tổng mức đầu tư trực tiếp vào bất động sản tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương đạt 70,9 tỷ USD trong nửa đầu năm do chu kỳ lãi suất thắt chặt và lo ngại lạm phát bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch trong những tháng cuối năm.
Stuart Crow, Tổng Giám đốc, Thị trường vốn, Châu Á Thái Bình Dương, JLL cho biết, khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm sụt giảm ở mức trung bình so với mức sàn cao đã đặt ra vào năm 2021 do phát sinh các yếu tố bên ngoài, khiến các nhà đầu tư phải điều chỉnh chiến lược triển khai vốn sao cho phù hợp với chu kỳ lãi suất ngày càng siết chặt hơn.
Cũng theo đơn vị này, thị phần văn phòng khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất khu vực, thu hút 30,6 tỷ USD đầu tư trong nửa đầu năm, chỉ giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái tính từ mức cơ sở cao của năm ngoái. Mức đầu tư vào ngành công nghiệp và giao vận (trị giá 14,6 tỷ USD) giảm 37% so với khối lượng kỷ lục vào năm 2021, trong khi đó các dự án triển khai trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ (trị giá 14,0 tỷ USD) giảm 31% so với cùng kì năm ngoái. Mức đầu tư vào bất động sản thay thế (trị giá 1,4 tỷ USD) như trung tâm dữ liệu và nhà ở giảm nhẹ (giảm 12% so với cùng kỳ năm trước).
“Thị trường điều chỉnh bước sang trang mới trong nửa đầu năm, là tấm gương phản chiếu hoạt động đầu tư âm thầm hơn. Trong khi các nhà đầu tư tiếp tục cuộc chơi dài hơi và thị trường tài chính tiếp tục thắt chặt trong tương lai gần, dòng vốn sẽ tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương, nhưng các dự án triển khai sẽ mang tính chắt lọc hơn”, Pamela Ambler, Giám đốc bộ phận Chiến lược và Trí tuệ Nhà đầu tư Khu vực Châu Á Thái Bình Dương của JLL nhấn mạnh.
Quán Đầu Tư được thành lập Với Sứ Mệnh Cao Cả
” Chia Sẻ Cơ Hội , Lợi Ích Bền Lâu ” Tới Toàn Thể Cộng Đồng Trader !
Website : Quandautu.com
Kênh chiến lược : https://t.me/QuanDauTu
Youtube : https://bit.ly/3z04u1V
Mở tài khoản remitano để mua bán Bitcoin , Eth và nhiều đồng coin khác https://bit.ly/3lHQ2DB
Mở tài khoản Forex giao dịch Ngoại hối , Vàng , Bạc , Dầu … CFD và các chỉ số chứng khoán quốc tế https://bit.ly/3MTK6DB
Mở tài khoản Binance để giao dịch chỉ số chênh lệnh các đồng coin crypto https://bit.ly/3wLirir
Discussion about this post