Tiềm năng tăng trưởng kinh tế từ hấp lực vịnh biển
Vịnh biển từ lâu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử định cư của nhân loại. Theo thời gian, vịnh biển tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thương mại nhờ các cảng nước sâu, phát triển kinh tế và mang đến tiềm năng đầu tư lớn. Nhiều khu đô thị sầm uất và hưng thịnh bậc nhất thế giới đều đặt tại vịnh biển như San Francisco, Florida (Mỹ), San Sebastián (Tây Ban Nha), Victoria (Hong Kong), Yokohama (Nhật Bản)…
Trong đó, câu chuyện của Yokohama là một dẫn chứng tiêu biểu. Từ một làng chài nhỏ vào thời Edo, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, đến nay, vịnh Yokohama đã trở thành một thành phố cảng, là cánh cửa giao thương trọng yếu của Nhật Bản. Đây là nơi đa dạng những điểm đến thú vị, kiến trúc độc đáo, quy tụ hàng loạt quần thể sản xuất công nghiệp với khoảng 3,8 triệu dân. Năm 2019, GDP của Yokohama đạt đến 140 tỷ USD.
Phép tăng trưởng của các vịnh biển trên thế giới cũng đúng với Việt Nam khi lịch sử đô thị hóa gắn liền với địa thế vịnh biển với 40 thành phố giáp biển. Trong số đó, vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) và vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) nhanh chóng trở thành những điểm đến sáng giá cho giới ưu tú trong cả khu vực. Đây là hai vịnh biển góp mặt trong danh sách những vịnh biển đẹp nhất hành tinh do World Bays bình chọn.
Lợi thế du lịch vững mạnh và các động lực kinh tế khác được đẩy mạnh là hấp lực giúp bất động sản các khu vực này đón đà phát triển. Tuy nhiên, Nha Trang và Hạ Long có lịch sử phát triển từ lâu, quy hoạch đô thị ghi nhận tỷ lệ lấp đầy dự án đã cao. Theo thống kê của CBRE Việt Nam, đến hết năm 2019, Khánh Hòa có tổng cộng hơn 13.000 căn hộ du lịch (condotel) đã mở bán. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2022 đến nay, bất động sản Quảng Ninh đang đi ngang và một số phân khúc đầu cơ đã có tín hiệu điều chỉnh giảm 20-25%.
Đi tìm vịnh biển tiếp theo của Việt Nam
Thường được ưu ái với tên gọi “thành phố đáng sống nhất Việt Nam”, Đà Nẵng là trung tâm du lịch quốc gia với cảnh quan biển, núi, rừng và các điểm tham quan phong phú. Sau đại dịch, Đà Nẵng là một trong những địa phương phục hồi du lịch tốt nhất cả nước. Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2022 tăng 41% so với cùng kỳ. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú quý II tăng 2,8 lần.
Trong đó, vịnh Đà Nẵng liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi như một trong những điểm đến hấp dẫn như bãi Tiên Sa, bãi Đá Đen (phía Tây Sơn Trà). Đặc biệt, vịnh Tây Bắc Đà Nẵng là khu vực sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hài hòa với bãi Nam Ô, bãi Liên Chiểu, hòn Hành, hòn Chảo…
Bên cạnh du lịch, vịnh Đà Nẵng còn mang trong mình nhiều nội lực về kinh tế. Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2030 – tầm nhìn đến năm 2045, vịnh Đà Nẵng được xác định là trọng tâm phát triển du lịch gắn với bất động sản nghỉ dưỡng, được đầu tư xây dựng vịnh với kiến trúc và dịch vụ đặc sắc tạo điểm nhấn cho Đà Nẵng, phát triển cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistic.
Nhận thấy tiềm năng tương lai của khu vực Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, một số ông lớn đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội phát triển dự án. Nổi bật là Shizen Nami – dự án căn hộ tích hợp trung tâm y học tái tạo – do Gotec Land làm nhà phát triển dự án. Được biết, trung tâm y học tái tạo này có sự tham gia của StemCells 21 (Thái Lan) và TruDiagnostic (Mỹ), là các thương hiệu hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ứng dụng tế bào gốc và phân tích, giải mã biểu đồ gen. Dự án được giới chuyên gia đánh giá cao nhờ việc nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của cộng đồng, đánh thức ngành du lịch y tế (medical tourism) ngay tại vùng vịnh Tây Bắc Đà Nẵng – khu vực phát triển đầy hứa hẹn trong tương lai.
Shizen Nami là dự án cao tầng tựa mình ven bờ Tây Bắc vịnh Đà Nẵng, tích hợp trung tâm y học tái tạo phục vụ khách du lịch y tế.
Có thể nói, sự góp mặt của các “ông lớn” và loạt dự án tận dụng thế mạnh thiên nhiên, cùng việc đầu tư hạ tầng… đã và đang khẳng định lợi thế, tiềm năng của một làn sóng chuyển dịch bất động sản hướng về khu vực vịnh Đà Nẵng. Chỉ trong thời gian ngắn, Đà Nẵng sẽ xây dựng được một hệ sinh thái bất động sản vịnh biển hoàn chỉnh và kiến tạo sức bật cho thành phố trong giai đoạn mới.
Đây là kiến nghị được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với doanh nghiệp diễn ra mới đây.
HoREA cũng đề xuất hàng loạt kiến nghị nhằm thực hiện quá việc lành mạnh, minh bạch thị trường bất động sản.
Thứ nhất, đề nghị thực hiện phổ biến phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất công khai, minh bạch để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài được tiếp cận nguồn lực đất đai công bằng.
Thứ hai, đề nghị chấp thuận ý kiến của UBND TP HCM đề xuất áp dụng “phương pháp hệ số điều chỉnh biến động giá đất” để tính tiền sử dụng đất tất cả các dự án nhà ở thương mại, kể cả dự án sử dụng đất có giá trị trên 30 tỷ đồng, bởi lẽ “bảng giá đất” theo Dự thảo Luật Đất đai sẽ phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường.
Cách làm này rất minh bạch, rút ngắn được thời gian làm thủ tục hành chính từ 3-5 năm xuống còn khoảng 15 ngày, vừa giúp cho cán bộ công chức không bị “rủi ro” pháp lý trong thi hành công vụ, vừa giúp nhà đầu tư tiên lượng được nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Thứ ba, đề nghị thực hiện cơ chế hoán đổi các diện tích “đất công” nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại theo phương thức chủ đầu tư giao lại cho Nhà nước khoảng 25-30% diện tích đất ở của dự án (hoặc tỷ lệ % do Nhà nước quy định) để Nhà nước sử dụng cho các mục đích an sinh xã hội, hoặc đấu giá đất để bổ sung ngân sách địa phương, như thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện từ hơn 15 năm trước đây.
Cách làm này nhằm minh bạch, bổ sung thêm nguồn thu ngân sách nhà nước, không làm thất thoát tài sản công là đất đai, rút ngắn được thời gian làm thủ tục “định giá đất cụ thể”, vừa giúp cho cán bộ công chức không bị “rủi ro” pháp lý trong thi hành công vụ, vừa giúp nhà đầu tư tiên lượng được nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và sớm triển khai thực hiện được dự án.
Thứ tư, đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý Nhà nước, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường, với nghệ thuật điều hành mềm dẻo, linh hoạt, có hiệu quả.
Thứ năm, đề nghị Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP theo hướng chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp an toàn, lành mạnh, nhất là trái phiếu riêng lẻ, để hoạt động phát hành trái phiếu trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa hiệu quả cho nền kinh tế và thị trường bất động sản.
Thứ sáu, HoREA đề nghị tiếp tục sửa đổi khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 bổ sung thêm trường hợp nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, đô thị, nhà ở” thì được công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại và phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai như Tờ trình số 535/TTr-CP ngày 01/12/2021 của Chính phủ trước đây.
Thứ bảy, Hiệp hội kiến nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phụ trách và các cơ quan có thẩm quyền của Trung ương sớm xem xét “có kết luận dứt điểm” các dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc “đất công”, hoặc do cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hoặc do di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm đã bị dừng triển khai từ năm 2017 đến nay.
Thứ tám, Hiệp hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi khoản 2 Điều 49 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và điểm b khoản 1 Điều 194 Luật Đất đai 2013 theo hướng áp dụng thống nhất với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 của Quốc hội khoá XIV cho phép doanh nghiệp được “chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có Giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”, để đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 và bên chuyển nhượng dự án có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.
Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị quy trình 4 bước cho thủ tục đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội.
Ngoài ra, HoREA cũng kiến nghị sửa đổi Luật Thuế. Đồng thời chưa nên quy định “sở hữu căn hộ nhà chung cư có thời hạn (50 năm, 70 năm). Bổ sung cơ chế chính sách “ưu đãi một phần” (có thể bằng phân nửa chính sách ưu đãi nhà ở xã hội) để phát triển “nhà ở giá phù hợp với thu nhập” của người thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị theo đề xuất của Bộ Xây dựng.
Và cuối cùng, HoREA kiến nghị xem xét sửa đổi Nghị định số 49/2021/NĐ-CP để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 5 Điều 13, khoản 2 Điều 16, khoản 4 Điều 26 và Điều 56 Luật Nhà ở 2014.
Hiệp hội cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên Môi trường bổ sung vào dự thảo “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thi hành Luật Đất đai” quy định về cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng là căn hộ du lịch, biệt thự du lịch và công trình khác (công trình phục vụ mục đích lưu trú, du lịch, gọi chung là condotel) trên đất thương mại, dịch vụ mà trước đây đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ gắn với “quyền sử dụng đất ở không hình thành đơn vị ở ổn định lâu dài” trái pháp luật đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận, được quyền sử dụng đất theo thời hạn sử dụng đất của dự án, tối đa không quá 50 năm để khách hàng yên tâm và có lý có tình.
Quán Đầu Tư được thành lập Với Sứ Mệnh Cao Cả
” Chia Sẻ Cơ Hội , Lợi Ích Bền Lâu ” Tới Toàn Thể Cộng Đồng Trader !
Website : Quandautu.com
Kênh chiến lược : https://t.me/QuanDauTu
Youtube : https://bit.ly/3z04u1V
Mở tài khoản remitano để mua bán Bitcoin , Eth và nhiều đồng coin khác https://bit.ly/3lHQ2DB
Mở tài khoản Forex giao dịch Ngoại hối , Vàng , Bạc , Dầu … CFD và các chỉ số chứng khoán quốc tế https://bit.ly/3MTK6DB
Mở tài khoản Binance để giao dịch chỉ số chênh lệnh các đồng coin crypto https://bit.ly/3wLirir
Discussion about this post